Nhiều năm gần đây, ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày 01/04, ngày nói dối, ngày nói đùa,...) đã trở thành một lễ hội không chính thức ở Việt Nam. Vào ngày này, mọi người sẽ được thoải mái nói dối, trêu chọc bạn bè, người thân, đồng nghiệp, người yêu,... mà không sợ bị giận.
Phong trào này xuất phát từ các nước phương Tây và lan rộng đến Việt Nam từ nhiều năm nay. Chắc chắn đối với những người tinh nghịch, hài hước thì đây là một ngày lễ không thể bỏ qua.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao tên gọi này ở Việt Nam là ngày Cá tháng Tư không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ các nước châu Âu như Pháp, Tây Ban Nha, Đức,... vào khoảng thế kỷ thứ 5 và nó trở thành truyền thống không thể thiếu cho người dân nước này.
Tại Pháp, Ý, Bỉ và các nước nói tiếng Pháp khác, ngày lễ nói dối có tên gọi là Poisson d'avril trong tiếng Pháp hoặc Pesce d'aprile trong tiếng Ý có nghĩa là những con cá tháng Tư.
Tên gọi này bắt nguồn từ trò đùa mà người trêu phải cố gắng để lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của nạn nhân mà không bị phát hiện. Và tên gọi Cá tháng Tư cũng xuất phát từ đó.
Người trêu phải cố gắng lén dán con cá bằng giấy vào lưng nạn nhân mà không bị phát hiện
Hình ảnh những con cá như vậy cũng nổi bật trên nhiều bưu thiếp tại Pháp ngày đầu tháng tư vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Hình ảnh chú cá trên bưu thiếp ở Pháp
Ngoài ra chúng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa rằng khi bạn nói dối tức là đang "thả mồi câu", những ai tin vào lời nói dối của bạn được xem như "những chú cá bị cắn câu". Cũng rất hợp lý đúng không nào!
Như vậy qua bài viết, các bạn đã hiểu được vì sao lại gọi ngày nói dối là ngày Cá tháng Tư rồi. Hy vọng các bạn sẽ có một ngày thật vui vẻ thỏa thích bên cạnh người thân, bạn bè và nên nhớ là "vui vẻ hổng quạo" nha các bạn!